Ngày nay website vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm tới người dùng. Ví dụ các công ty lớn như Amazon, Thế giới di động, Shopee, Tiki,... đều có website để tiếp cận khách hàng. Việc phát triển website đã khó tuy nhiên việc quảng bá website đến khách hàng cũng khó không kém. Hôm nay tôi xin được giới thiệu với các bạn kiến thức cơ bản để có thể giúp website hiện diện tốt hơn trên kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google.
Nội dung
- Giói thiệu Search Engine Optimize
- B1) Crawling
- B2) Indexing
- B3) Serving (and ranking)
- Nhận xét
- Tài liệu tham khảo
Giới Thiệu Về Search Engine
Search engine là một công cụ giúp con người tìm các kiếm nội dung trên internet. Google Search, hay ngắn gọi Google, là một search engine được phát triển bởi Google. Hiện nay google chiếm phần lớn thị phần tìm kiếm nên trong bài viết này chỉ đề cập đến Google
Search Engine Optimize (SEO) là quá trình làm cho website có vị trí tốt hơn trong kết quả của Search Engine
Tại sao cần phải thực hiện SEO? Bởi vì có vị trí cao trên kết quả tìm kiếm sẽ giúp tiếp cận nhiều người dùng/khách hàng hơn từ đó có cơ hội mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Vị trí cao trên kết quả tìm kiếm cũng thẻ hiện được uy tín của website vì được Search Engine đánh giá cao
- Có 3 bước cơ bản từ lúc Google thu thập kết quả đến lúc trả về kết quả tìm kiếm cho người dùng là B1) Crawling, B2) Indexing, B3) Serving (and ranking)
- Điều kiện cần để 1 trang web có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của google là trang web phải được xử lý đến bước 2. Còn việc xuất hiện ở bước 3 hay không thì còn phụ thuộc vào chật lượng nội dung trang web và thuật toán của Google.

B1) Crawling
- Các URL được liên kết bởi các trang web đã crawl trước đó
- Các URL được cung cấp bởi người quản trị thông qua sitemap hoặc cung cấp trên "Google Search Console" .
- Các URL bị chặn trong file robots.txt
- Các URL đòi hỏi phản cung cấp thông tin đăng nhập, hoặc không truy xuất trực tiếp từ internet được
Cải thiện quá trình crawling đối với trang web
Google cung cấp công cụ Google Seach Console để người quản trị trang web xem thông tin và thực hiện các thông tin liên quan B1), B2), B3). Dựa vào báo cáo của Google có thể biết thời gian, tần suất, số lượng URL, lỗi,... trong quá trình crawl.
- Kiểm tra log trên server để biết nguyên nhân và sửa lỗi (nếu có)
- Cung cấp thông tin sitemap để Google biết các URL trên trang web của bạn. Nếu để thuận theo tự nhiên thì có thể cần nhiều thời gian Google mới phát hiện hết các URL trên trang của bạn, nếu cung cấp thì Google có thể crawl nội dung sớm hơn
- Nếu trang web của bạn có bài viết mới thì có thể cung cấp từng url riêng lẻ để Google crawl ngay lập tức (nhưng không đảm bảo sẽ được index)
- Dùng "URL inspect tool" để kiểm tra xem Google có thể truy cập trang web thành công hay chưa, có lỗi tải các file tĩnh như hình ảnh, js, css hay không ( tab MORE INFO trên hình bên dưới). Đồng thời kiểm tra xem Google có render đúng như người dùng nhìn thấy không (tab SCREENSHOT). Nếu có lỗi ở bước này có thể ảnh hưởng đến việc Google hiểu sai nội dung từ đó đánh giá thấp nội dung trang web.

Cải thiện quá trình Indexing đối với trang web
Tuân thủ Webmaster guidelines- Giúp google tìm được các nội dung trên trang web (liên quan đến bước 1)Crawl ở trên)
- Giúp Google hiểu được nội dung trang web. Có rất nhiều nội dung liên quan phần này ở đây tôi liệt kê 1 số ý chính
- Bài viết có tiêu đề có ý nghĩa, nêu được chủ để của trang web, không nên đặt tên tiêu đề khó hiểu hoặc cục súc như "untitle 1", "page1",...
- Đảm bảo các nội dung chính luôn được nhìn thấy dễ dàng nhất. Ví dụ nếu là trang hỏi đáp thì đảm bảo câu hỏi và câu trả lời dễ được tìm thấy, user không cần thao tác thêm để thấy được các nội dung này.
- Thêm các mô tả cho hình ảnh, video. Google có thể hiểu hình ảnh và video, nhưng nếu có thêm mô tả thì sẽ giúp Google hiểu tốt hơn. Nếu được nên thể hiện nội dung bằng text thay vì hình ảnh, video
- Tạo trang web phục vụ người dùng, không phải Google. Luôn luôn suy nghĩ tìm cách mang lại giá trị cho người dùng. Suy cho cùng người dùng là lý do để trang web tồn tại.
- Tránh sử dụng các thủ thuật để đánh lừa Google. Google ngày càng thông minh nên việc đánh lừa ngày càng khó khăn và Google sẽ không mang lại kết quả tốt. Nếu bị phát hiện có thể bị liệt vào sổ đen và xóa khỏi kết quả tìm kiếm.
- Đảm bảo an toàn cho trang web. Google rất chú trọng đến an toàn của người sử dụng, nếu trang web bị hack hoặc chứa mã độc sẽ sớm bị Google loại bỏ khỏi Index.
B3) Serving (and ranking)
- Đảm bảo trang web tải nhanh và thân thiện với thiết bị di động. Người quản trị trang web nên xem các báo cáo về trải nghiệm người dùng trên Google Search Console để biết hiện trạng và điều chỉnh kịp thời (Page Experience, Core Web Vitals, Mobile Usability) .
- Giúp người dùng dễ dàng sử dụng trang web. Tối ưu tốc độ tải trang web. Tốc độ tải trang nhanh sẽ làm trải nghiệm người dùng tốt hơn. Nên kết hợp Google Analytic để đánh giá và cải thiện UX
- Các thông tin về website như địa chỉ, email, số điện thoại, tên công ty, tên tác giả, liên hệ CSKH cũng là tiêu chí thể hiện tính nghiêm túc của trang web, giúp tăng độ tin tưởng của Google đối với website.
- Thông tin tác giả cũng là yếu tố đánh giá chất lượng nội dung. Ví dụ nếu viết về đề tài sức khỏe thì các tác giả là bác sỹ sẽ được đánh giá cao hơn
- Các liên kết bên ngoài vào website cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá website. Ví dụ nếu trang web về giáo dục được liên kết bởi các website của các trường đại học thì sẽ được đánh giá cao. Nếu trang web được liên kết bởi nhiều website không có chất lượng hoặc không có liên quan có thể bị xem xét như hành động thao túng kết quả tìm kiếm và có thể bị phạt.
- Nội dung của trang web nếu liên quan đến vị trí địa lý thì có thể được ưu tiên hiển thị trong 1 số ngữ cảnh. Ví dụ khách hàng tìm kiếm "sửa cửa cuốn quận 7" thì các trang web sửa cửa cuốn có từ khóa "quận 7" có thể được ưu tiên hiển thị hơn.
- Theo dõi hiệu suất hiển thị kết quả trên Google
- Theo dõi hành vi người dùng trên Google Analytic